Tùy theo từng công ty bảo hiểm mà sẽ có những điểm loại trừ cụ thể trường hợp nào sẽ không được chi trả. Khách hàng cần lưu ý kỹ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm để biết chi tiết. Và đồng thời để hiểu rõ hơn về phạm vi bồi thường thiệt hại và mức trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khách hàng cần tham khảo thêm Nghị định số 103/2008/NĐ-CP
Công ty Bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp sau:
– Số tiền đầu tiên của mỗi và mọi tổn thất là mức miễn thường như ghi trên bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm. Mức khấu trừ được hiểu là số tiền mà khách hàng phải chịu nhằm chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm khi có xảy ra sự cố. Mức khấu trừ hiện nay được các công ty bảo hiểm áp dụng phổ biến trên thế giới nhằm chia sẻ trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro và có lợi cho khách hàng (phí rẻ hơn). Hơn nữa, khi khách hàng lựa chọn mức khấu trừ sẽ có xu hướng lái xe an toàn hơn nhằm tiết kiệm chi phí sửa chữa cũng như hạn chế yêu cầu bồi thường với những tổn thất nhỏ.
– Mất tính năng sử dụng hay bất cứ những tổn thất mang tính hậu quả nào khác
– Giảm giá, hao mòn tự nhiên, hư hỏng, hỏng hóc đổ vỡ về cơ hoặc điện
– Thiệt hại đối với săm lốp (vỏ ruột) xe trừ khi thiệt hại, đồng thời gây ra cho những bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn
– Thiết bị hay máy tính hoạt động sai và/hoặc thiết bị máy tính hay chương trình máy tính sai hay không có khả năng nhận diện hay dịch đúng nghĩa hay xử lý ngày tháng cho đúng ngày tháng thực tế hay tiếp tục hoạt động đúng sau ngày đó
– Tổn thất động cơ xe do đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động cơ xe gây nên hiện tượng thủy kích phá hỏng động cơ xe
– Lần yêu cầu bồi thường thứ ba trở đi cho những tổn thất gây ra bởi trộm cắp bộ phận, nếu đã có hai lần được bồi thường cho tổn thất gây ra bởi trộm cắp bộ phận trong suốt thời hạn bảo hiểm;
– Những tổn thất về vật chất xe gây ra bởi hiện tượng thủy kích đối với: xe hybrid (xe có hệ thống động cơ vừa sử dụng xăng vừa sử dụng điện) và/hoặc xe khách chở người trên tám chỗ và/hoặc xe tải các loại;
– Những tổn thất cho bộ độ thân xe (body kit);
– Tất cả các loại tem xe không nguyên bản (tức không phải xuất xưởng đã có); riêng đối với xe ôtô đã ngưng sản xuất thì loại trừ tất cả các loại tem xe cho dù có nguyên bản hay không;
– Những tổn thất cho các bộ phận không phải là nguyên bản (tức không phải xuất xưởng đã có) mà các bộ phận này không được khai báo trong phần “Phụ kiện gắn thêm” (accessories) trong phiếu giám định xe (Pre-inspection form);
– Những tổn thất không được khách hàng thông báo chính thức cho công ty bảo hiểm.
Ngoài ra khách hàng cần phải xem xét kỹ và lựa chọn những công ty bảo hiểm có uy tín và có liên kết với những hãng xe có dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp, uy tín và thuận tiện cho việc đi lại sửa chữa. Thêm vào đó cần phải đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm và hiểu rõ hết các quy định ghi trong hợp đồng về những quyền lợi mà mình được hưởng hay những tổn thất không nằm trong phạm vi chi trả của công ty bảo hiểm để có được quyết định chính xác nhất trước khi mua bảo hiểm.
Khi sở hữu một chiếc xe ô tô thì đó không chỉ là phương tiện mà còn là tài sản quan trọng của bạn, vì vậy việc sở hữu một hợp đồng bảo hiểm ô tô 2 chiều là một cách làm rất thông minh của chủ xe để giảm thiểu tối đa những thiệt hai nếu như có rủi ro xảy ra với chiếc xe của mình.